Nghiên Cứu Thị Trường
  • Văn hoá Xã hội
  • Sức khỏe
  • Nghiên cứu trao đổi
  • Du lịch
  • Doanh nghiệp
  • Giáo dục
  • Tài chính
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Nghiên Cứu Thị Trường
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả

ThS. Hồ Minh Sơn: Hoàn thiện luật bảo vệ người tiêu dùng trước ‘ma trận’ hàng nhái, hàng giả trên không gian mạng xã hội

01 BTV bởi 01 BTV
Tháng Mười 20, 2022
trong Nghiên cứu trao đổi
ThS. Hồ Minh Sơn: Hoàn thiện luật bảo vệ người tiêu dùng trước ‘ma trận’ hàng nhái, hàng giả trên không gian mạng xã hội

(NCTTO) – Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã ban hành cách đây 12 năm và tồn tại nhiều bất cập. Trong khi đó việc mua bán hàng qua thương mại điện tử đang dần phổ biến trong thời gian gần đây, nhưng chưa có những quy định bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng nên cần sớm hoàn thiện trong thời gian tới.

Cụ thể, ngày 19/10/2022 mới đây, Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã tổ chức tọa đàm trực tuyến ‘Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật để tăng cường bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng’. Tại đây, Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) Trịnh Anh Tuấn chia sẻ, năm 2021, thương mại điện tử là lĩnh vực đứng thứ 2 về số lượng đơn, thư phản ánh, yêu cầu, kiến nghị của người tiêu dùng tới Cục. Trongsố đó, có tổng số 1.261 đơn, thư phản ánh, yêu cầu, kiến nghị của người tiêu dùng liên quan tới bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Cục tiếp nhận và xử lý, chiếm tỷ lệ 15,4%. Các nội dung phản ánh chủ yếu liên quan đến việc chậm giao hàng, giao hàng không đúng số lượng, chất lượng so với đơn hàng đã đặt.

Mặt dù, bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng. thương mại điện tử (TMĐT) vẫn là một trong số ít những ngành duy trì tăng trưởng đạt 16% và quy mô thị trường 13,7 tỉ đô la Mỹ trong năm 2021. TMĐT Việt Nam được xếp thứ ba trong khu vực Đông Nam Á. Dự đoán đến năm 2025 quy mô thị trường TMĐT Việt Nam sẽ đạt 57 tỉ đô la Mỹ.

Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) Trịnh Anh Tuấn, nhấn mạnh: “Có một số tổ chức, cá nhân lợi dụng thương mại điện tử để cung cấp hàng kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đúng với những hình ảnh đã quảng cáo trên các sàn thương mại điện tử, các trang mạng xã hội, trang thông tin diện tử…”.

Đồng thời, vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật. Có trường hợp vì mục tiêu lợi nhuận mà doanh nghiệp cố tình vi phạm quyền lợi người tiêu dùng để cung cấp cung cấp hàng kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Ông Trịnh Anh Tuấn cho hay đối với quy định pháp lý cũng cần được tiếp tục hoàn thiện để điều chỉnh kịp thời và đầy đủ các hành vi vi phạm mới trong bối cảnh của hội nhập quốc tế sâu rộng, sự chuyển đổi số nền kinh tế, hay tiến tới là nền kinh tế số.

Tương tự, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) Lại Việt Anh thông tin trong thời gian 5 – 6 năm trở lại đây, thương mại điện tử Việt Nam chứng kiến sự phát triển nhanh chóng, với tốc độ phát triển trung bình từ 25 – 35%. Cùng sự mở rộng của thị trường, những hành vi vi phạm sẽ ngày càng nhiều, đa dạng hơn. Thực tiễn đó đòi hỏi cơ quan quản lý cần có khung khổ pháp lý đủ mạnh, có sự thay đổi phù hợp về pháp luật để bảo vệ người tiêu dùng.

Sau khi theo dõi buổi toạ đàm, ThS. Luật gia – Nhà báo Hồ Minh Sơn – Chủ tịch. HĐQL Viện Nghiênn cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Giám đốc Chi nhánh số 1 (Trung tâm tư vấn pháp luật tại TP.HCM), Đại diện Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống cho rằng chính sách bảo vệ người tiêu dùng của Việt Nam khá toàn diện tuy nhiên việc khiếu nại vẫn gia tăng, bởi các yếu tố như: Cách nay 12 năm – Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã ban hành, trong khi tình hình kinh tế – xã hội đã có nhiều thay đổi. Nhiều quy định của luật đã không còn phù hợp với thực tế nhưng chưa được điều chỉnh.Đồng thời, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã dành một chương riêng (Chương III) để nói về các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người dùng. Thế nhưng, nhiệm vụ, trách nhiệm được giao khá cụ thể và đầy đủ, quy định về quyền hạn cũng như nguồn lực để thực thi lại chưa được cụ thể – đây là những bất cập nên cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các điều luật.

Trải qua hơn 10 năm triển khai thực hiện, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (có hiệu lực từ năm 2011), Bộ Công thương hiện đã hoàn chỉnh dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi, trình Chính phủ và sẽ được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ tư trong tháng 10/2022.

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh thông tin tại toạ đàm, các quy định về bảo vệ người tiêu dùng trước đây đã có ở nhiều mảng khác nhau nhưng có sự chồng chéo, thực hiện chưa tốt. Vì vậy, dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi ra đời mang tính kịp thời, phù hợp với xu thế phát triển.

Tính đến thời điểm hiện tại, các vụ khiếu nại vì hoạt động thương mại trên không gian mạng tăng lên tới 1.600 vụ/năm, thể hiện người tiêu dùng ngày càng nhận thức rõ hơn về quyền lợi và nơi mình có thể khiếu nại. Đây sẽ là tâm điểm trong việc sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ông Trịnh Anh Tuấn cho rằng, dự thảo Luật đã bổ sung các quy định cụ thể về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng trong các giao dịch trên không gian mạng. Đối với “tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian” phải thực hiện thêm các trách nhiệm như chỉ định, công bố công khai đầu mối liên hệ, người đại diện được ủy quyền phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; chỉ định, công bố công khai đầu mối tiếp nhận, giải quyết các phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến sản phẩm, dịch vụ…Đối với “tổ chức, cá nhân kinh doanh được xác định là nền tảng số lớn”, phải thực hiện thêm các trách nhiệm như: thiết lập kho lưu trữ các quảng cáo có sử dụng thuật toán để nhắm đến người, nhóm người tiêu dùng cụ thể; đánh giá định kỳ hoạt động kiểm duyệt nội dung, việc sử dụng hệ thống thuật toán và quảng cáo nhắm đến người, nhóm người tiêu dùng…

Chia sẻ với chúng tôi, ThS. Hồ Minh Sơn cho rằng hiện nay sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xu thế toàn cầu hóa, dự thảo đã bổ sung một chương mới quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù. Qua đó, giao dịch từ xa, bao gồm giao dịch được thực hiện trên không gian mạng, là một trong 3 loại hình quan trọng thuộc giao dịch đặc thù. Các giao dịch trên không gian mạng cũng là một trong 7 nhóm chính sách cần phải sửa đổi, bổ sung lần này.

Theo ThS. Hồ Minh Sơn cho biết dù chúng ta có nhiều luật đề cập đến như Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Thương mại, Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin, Luật Cạnh tranh…Do đó, trong dự thảo luật lần này cần sửa đổi, bổ sung về nội dung giao dịch trên không gian mạng hay giao dịch trên các nền tảng số. Đây là phạm trù mới, rộng, phức tạp và cần phải quy định chi tiết…Điển hình, dự thảo đã bổ sung các quy định cụ thể về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng trong các giao dịch trên không gian mạng. Quy định trách nhiệm đối với tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian, tổ chức, cá nhân kinh doanh được xác định là nền tảng số lớn…

Cùng với đó, dự thảo cũng đưa ra các quy định cấm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh thiết lập, vận hành, cung cấp dịch vụ nền tảng số, gômg: cấm ép buộc hoặc ngăn cản người tiêu dùng đăng ký sử dụng hoặc sử dụng nền tảng số trung gian khác như điều kiện bắt buộc để sử dụng dịch vụ; cấm sử dụng các biện pháp ngăn hiển thị hoặc hiển thị không trung thực kết quả phản hồi, đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; tổ chức, cá nhân kinh doanh trên nền tảng số; cấm ngăn cản người tiêu dùng gỡ bỏ các phần mềm, ứng dụng cài đặt sẵn hoặc buộc người dùng cài đặt các phần mềm, ứng dụng kèm theo nền tảng trực tuyến, ThS. Hồ Minh Sơn chia sẻ thêm.

Có thể thấy, dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) tiến bộ hơn rất nhiều so với Luật cũ và được điều chỉnh rộng khắp nhiều lĩnh vực, nhiều điều khoản. Tin rằng, các cơ quan đã có nghiêncứu về các quy định, điều chỉnh về trách nhiệm của người bán hàng, các đơn vị trung gian và cả các quy định về nền tảng bán hàng, đăng ký gian hàng là những sửa đổi rất ý nghĩa. Từ đó, sẽ giúp cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung và trong các giao dịch đặc thù (trên không gian mạng) sẽ tốt hơn.

Hồ Vĩnh Chung

Thẻ: featured

Liển quan Posts

TS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Cần quản lý hình ảnh từ các camera giám sát chặt chẽ, nếu để lộ những hình ảnh cá nhân sẽ là hành vi vi phạm pháp luật
Khoa học Công nghệ

TS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Cần quản lý hình ảnh từ các camera giám sát chặt chẽ, nếu để lộ những hình ảnh cá nhân sẽ là hành vi vi phạm pháp luật

(NCTTO) - Mới đây, một số cư dân tại các chung cư thuộc khu dân cư Phú Mỹ Hưng...

bởi 01 BTV
Tháng Ba 29, 2023
TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLIE, Viện trưởng Viện IMRIC, Giám đốc Trung tâm TTLCC: Tòa án mới có quyền tuyên chấm dứt quyền sở hữu căn hộ chung cư
Nghiên cứu trao đổi

TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLIE, Viện trưởng Viện IMRIC, Giám đốc Trung tâm TTLCC: Tòa án mới có quyền tuyên chấm dứt quyền sở hữu căn hộ chung cư

(NCTTO) - Pháp luật về nhà ở hiện hành quy định như thế nào về thời hạn sở hữu...

bởi 01 BTV
Tháng Ba 26, 2023
TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLIE, Viện trưởng Viện IMRIC: Khuyến nghị nông dân cần thận trọng khi mở rộng diện tích trồng sầu riêng
Nghiên cứu trao đổi

TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLIE, Viện trưởng Viện IMRIC: Khuyến nghị nông dân cần thận trọng khi mở rộng diện tích trồng sầu riêng

(NCTTO) - Trong 10 năm qua, diện tích trồng sầu riêng ở Việt Nam tăng nhanh chóng. Trước kia,...

bởi 01 BTV
Tháng Ba 13, 2023
TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLIE, Viện trưởng Viện IMRIC: Pháp luật cấm hành vi uy hiếp tinh thần để đòi nợ – Cần chế tài để các ổ nhóm không còn len lỏi, lách luật
Nghiên cứu trao đổi

TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLIE, Viện trưởng Viện IMRIC: Pháp luật cấm hành vi uy hiếp tinh thần để đòi nợ – Cần chế tài để các ổ nhóm không còn len lỏi, lách luật

(NCTTO) - Trong thời gian gần đây, Cục Cảnh sát Hình sự - Bộ Công an và Công an...

bởi 01 BTV
Tháng Ba 8, 2023
Bài trước
DOANH NHÂN NGUYỄN HỮU THÁI – PGĐ CN MIỀN BẮC VIỆN IMRIC: PHƯƠNG CHÂM 6T CỐT LÕI “TẬN TÂM – TÍCH CỰC – TRUNG THỰC – TRÁCH NHIỆM – TRÍ TUỆ – SÁNG TẠO”

DOANH NHÂN NGUYỄN HỮU THÁI – PGĐ CN MIỀN BẮC VIỆN IMRIC: PHƯƠNG CHÂM 6T CỐT LÕI “TẬN TÂM – TÍCH CỰC – TRUNG THỰC – TRÁCH NHIỆM – TRÍ TUỆ - SÁNG TẠO”

Nghiên Cứu Thị Trường


Viện Nghiên cứu Thị trường - Truyền thông Quốc tế (IMRIC)

Số giấy phép 2435 do Bộ Khoa học & Công nghệ cấp ngày 3/12/2021


  • Nhà báo - Tiến sỹ - Luật gia Hồ Minh Sơn - Chủ tịch Hội đồng quản lý, Viện trưởng

  • Nhà báo - Luật gia Hoàng Thanh Quý - Chánh văn phòng chịu trách nhiệm nội dung


Trang đang quá trình chạy thử chờ Cục phát thanh truyền hình xem xét cấp phép.

Thông tin liên lạc

Viện Nghiên cứu Thị trường - Truyền thông Quốc Tế
Trụ sở chính: Số 793/62/3/6, đường Trần Xuân Soạn, Phường Tân Hưng, Quận 7, TP.HCM

VP đại diện Hà Nội: Nhà C1, Hoàng Ngọc Phách, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, TP.Hà Nội
Văn phòng Viện Trưởng: số 178, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM.

© 2022

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Văn hoá Xã hội
  • Sức khỏe
  • Nghiên cứu trao đổi
  • Du lịch
  • Doanh nghiệp
  • Giáo dục
  • Tài chính

© 2022