Nghiên Cứu Thị Trường
  • Văn hoá Xã hội
  • Sức khỏe
  • Nghiên cứu trao đổi
  • Du lịch
  • Doanh nghiệp
  • Giáo dục
  • Tài chính
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
Nghiên Cứu Thị Trường
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả

TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLPIE, Viện trưởng Viện IMRIC: Gây tai nạn giao thông không dừng lại, bỏ trốn có thể bị xử lý hình sự

01 BTV bởi 01 BTV
Tháng Hai 10, 2023
trong Nghiên cứu trao đổi
TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLPIE, Viện trưởng Viện IMRIC: Gây tai nạn giao thông không dừng lại, bỏ trốn có thể bị xử lý hình sự

(NCTTO) – Tiến sỹ. Nhà báo – Luật gia Hồ Minh Sơn – Chủ tịch Hội đồng quản lý Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật&Kinh tế hội nhập (IRLPIE), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC), Đại diện Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống phía Nam, Giám đốc Chi nhánh số 1 (Trung tâm tư vấn pháp luật tại TP.HCM) cho biết theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008, gây tai nạn giao thông không dừng lại là hành vi vi phạm pháp luật. Người bỏ trốn khỏi hiện trường, bỏ mặc người và phương tiện gặp nạn sẽ bị phạt hành chính tới 18 triệu đồng và tước bằng lái xe có thời hạn hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo mức độ nghiêm trọng của vụ va chạm.

Hiện trường một vụ tai nạn mà phương tiện có liên quan rời khỏi hiện trường. Ảnh: PC08

Cụ thể, ngày 8/2/2023, Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an TP.HCM (PC08) cho biết cơ quan này hiện đang phối hợp truy tìm được ô tô khách và lái xe liên quan đến vụ tai nạn làm một người chết trên địa bàn quận Bình Tân. Đây là xe khách được cho là đã bỏ trốn vì có liên quan đến vụ tai nạn làm chị PTT bị thương nặng và tử vong tại bệnh viện. Theo đó, lực lượng chức năng xác định xe khách biển số 51B-179.01 có liên quan đến vụ tai nạn nên xác minh, mời chủ xe, tài xế khách 51B-179.01 về cơ quan để tiếp tục điều tra, xác minh. Đồng thời đưa xe khách về tạm giữ tại kho xe của Phòng CSGT ĐB-ĐS. Tại trụ sở công an, qua kiểm tra và khám dấu vết trên xe và bằng các biện pháp nghiệp vụ, cuối cùng lái xe khách đã thừa nhận có liên quan đến vụ tai nạn giao thông trên.

Chia sẻ về điều này, Tiến sỹ Hồ Minh Sơn cho biết bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm là một trong các hành vi bị cấm theo quy định tại khoản 17 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Thế nhưng, tùy theo loại phương tiện mà người vi phạm điều khiển mà mức phạt đối với hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn sẽ thay đổi. Đồng thời, tại Điểm b khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển xe ô tô có hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn, như sau: Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ; Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

Tại điểm đ khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định: Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ; Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng. Ngoài ra, theo Điểm đ khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn, có quy định: Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ; Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn…Tiến sỹ Hồ Minh Sơn dẫn chứng.

Cũng theo Tiến sỹ Hồ Minh Sơn cho hay theo khoản 1, Điều 38 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông. Theo đó, Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm, điển hình: Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu; Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất; Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

Mặc dù vậy, vẫn có một trong số trường hợp (như người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu; Phải đưa người bị nạn đi cấp cứu nên phải rời hiện trường; Vì lý do bị đe dọa đến tính mạng) thì pháp luật cho phép những người này được rời khỏi hiện trường nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất.

Theo quy định tại Nghị định 100/2019, hành vi gây TNGT mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn thì sẽ bị xử phạt. Cụ thể, đối với người điều khiển ô tô, xử phạt từ 16 triệu đến 18 triệu đồng, tước GPLX từ 5 đến 7 tháng; đối với người điều khiển xe gắn máy xử phạt từ 06 triệu đến 08 triệu đồng, tước GPLX từ 3 đến 5 tháng. Theo Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định tùy theo tính chất, mức độ hậu quả của vụ TNGT mà người điều khiển phương tiện gây tai nạn, người có liên quan đến vụ tai nạn bỏ chạy, không cấp cứu người bị tai nạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, phạt tù. cụ thể, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Cùng với đó, theo điểm d khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định: Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ; Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 6; điểm đ khoản 8; khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng. Song song đó, tại Điểm b khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển xe đạp có hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn, cụ thể: Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ; Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn…Tiến sỹ Hồ Minh Sơn cho biết thêm.

Đặc biệt, trường hợp trên nếu lực lượng chức năng xác định chủ xe gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn khỏi hiện trường có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 72 Điều 1 Bộ luật Hình sự 2017 với khung hình phạt tù từ 3 – 10 năm. Ngoài ra, Điều 585, Điều 590 và Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người điều khiển xe gây tai nạn không dừng lại phải bồi thường thiệt hại về tài sản, sức khỏe và tính mạng cho người bị  tai nạn. Tiến sỹ. Hồ Minh Sơn khuyến nghị với những mức phạt mang tính răn đe đã được thực thi nhằm hạn chế tối đa hành vi gây tai nạn giao thông không dừng lại. Nhằm tránh những rủi ro, thiệt hại trong quá trình tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện cần tuân thủ đúng Luật Giao thông đường bộ, làm chủ tốc độ lái và tập trung quan sát, xử lý các tình huống bất ngờ.

Có thể thấy, khi người điều khiển phương tiện gây ra tai nạn giao thông rồi bỏ chạy điều này cho thấyý thức chấp hành pháp luật kém, ích kỷ và thiếu trách nhiệm của người lái xe. Tin rằng, ngừoi tham gia giao thông cần tuân thủ và thượng tôn pháp luật và cần nhanh chóng đưa người bị thương đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời và trình báo ngay cho cơ quan công an trong thời gian sớm nhấtkhi có sự cố xảy ra.

Văn Hải – Công Danh

Thẻ: featured

Liển quan Posts

TS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Cần quản lý hình ảnh từ các camera giám sát chặt chẽ, nếu để lộ những hình ảnh cá nhân sẽ là hành vi vi phạm pháp luật
Khoa học Công nghệ

TS. Hồ Minh Sơn – Viện trưởng Viện IMRIC: Cần quản lý hình ảnh từ các camera giám sát chặt chẽ, nếu để lộ những hình ảnh cá nhân sẽ là hành vi vi phạm pháp luật

(NCTTO) - Mới đây, một số cư dân tại các chung cư thuộc khu dân cư Phú Mỹ Hưng...

bởi 01 BTV
Tháng Ba 29, 2023
TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLIE, Viện trưởng Viện IMRIC, Giám đốc Trung tâm TTLCC: Tòa án mới có quyền tuyên chấm dứt quyền sở hữu căn hộ chung cư
Nghiên cứu trao đổi

TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLIE, Viện trưởng Viện IMRIC, Giám đốc Trung tâm TTLCC: Tòa án mới có quyền tuyên chấm dứt quyền sở hữu căn hộ chung cư

(NCTTO) - Pháp luật về nhà ở hiện hành quy định như thế nào về thời hạn sở hữu...

bởi 01 BTV
Tháng Ba 26, 2023
TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLIE, Viện trưởng Viện IMRIC: Khuyến nghị nông dân cần thận trọng khi mở rộng diện tích trồng sầu riêng
Nghiên cứu trao đổi

TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLIE, Viện trưởng Viện IMRIC: Khuyến nghị nông dân cần thận trọng khi mở rộng diện tích trồng sầu riêng

(NCTTO) - Trong 10 năm qua, diện tích trồng sầu riêng ở Việt Nam tăng nhanh chóng. Trước kia,...

bởi 01 BTV
Tháng Ba 13, 2023
TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLIE, Viện trưởng Viện IMRIC: Pháp luật cấm hành vi uy hiếp tinh thần để đòi nợ – Cần chế tài để các ổ nhóm không còn len lỏi, lách luật
Nghiên cứu trao đổi

TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLIE, Viện trưởng Viện IMRIC: Pháp luật cấm hành vi uy hiếp tinh thần để đòi nợ – Cần chế tài để các ổ nhóm không còn len lỏi, lách luật

(NCTTO) - Trong thời gian gần đây, Cục Cảnh sát Hình sự - Bộ Công an và Công an...

bởi 01 BTV
Tháng Ba 8, 2023
Bài trước
TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLPIE, Viện trưởng Viện IMRIC: Năm 2023 – “Cơ hội vàng” của bất động sản nghỉ dưỡng

TS. Hồ Minh Sơn – Chủ tịch HĐQL Viện IRLPIE, Viện trưởng Viện IMRIC: Năm 2023 - “Cơ hội vàng” của bất động sản nghỉ dưỡng

Nghiên Cứu Thị Trường


Viện Nghiên cứu Thị trường - Truyền thông Quốc tế (IMRIC)

Số giấy phép 2435 do Bộ Khoa học & Công nghệ cấp ngày 3/12/2021


  • Nhà báo - Tiến sỹ - Luật gia Hồ Minh Sơn - Chủ tịch Hội đồng quản lý, Viện trưởng

  • Nhà báo - Luật gia Hoàng Thanh Quý - Chánh văn phòng chịu trách nhiệm nội dung


Trang đang quá trình chạy thử chờ Cục phát thanh truyền hình xem xét cấp phép.

Thông tin liên lạc

Viện Nghiên cứu Thị trường - Truyền thông Quốc Tế
Trụ sở chính: Số 793/62/3/6, đường Trần Xuân Soạn, Phường Tân Hưng, Quận 7, TP.HCM

VP đại diện Hà Nội: Nhà C1, Hoàng Ngọc Phách, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, TP.Hà Nội
Văn phòng Viện Trưởng: số 178, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM.

© 2022

Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Văn hoá Xã hội
  • Sức khỏe
  • Nghiên cứu trao đổi
  • Du lịch
  • Doanh nghiệp
  • Giáo dục
  • Tài chính

© 2022